Một trong những chuẩn mực xã hội dễ thấy nhất là ngôn ngữ: việc sử dụng “ngôn ngữ gen Z” được các thương hiệu lớn trên thế giới áp dụng thành công trong việc giao tiếp với người dùng trẻ tuổi thông qua ứng dụng trong UX hay các thông điệp marketing.
Hãy cùng LifeHub khám phá các chuẩn mực xã hội được các Doanh nghiệp quốc tế ứng dụng thành công để tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng như thế nào nhé!
Một ví dụ thành công nổi bật nhất là cách Duolingo nhắc người dùng khi họ bỏ lỡ bài học thông qua Mascot của app là Con cú “bố láo” với các thông điệp một cách rất chọc ngoáy và khinh miệt người dùng.
Nhưng với vai trò là sự nhắc nhở “khó chịu” cho một việc mà mọi người rất hay bỏ dở giữa chừng, đó là việc học ngoại ngữ, thì các thông điệp chọc ngoáy này lại mang lại sự thành công rực rỡ cho Doulingo với tỷ lệ tái sử dụng app rất cao sau khi người dùng nhận được các thông điệp “khuyến khích” từ con cú “bố láo”.
Một ví dụ khác rất thành công tại Việt Nam có thể kể đến là Fanpage Di tích nhà tù Hỏa Lò: team marketing đã sử dụng các meme rất cập nhập để lồng các bài học lịch sử và giới thiệu các nhân vật lịch sử vào các bài truyền thông một cách thú vị, khiến giới trẻ đón nhận và quan tâm các bài học lịch sử rất khô khan một cách nhiệt liệt. Tỷ lệ tương tác của các bài post truyền tải thông điệp theo phong cách kể chuyện meme luôn vượt trội gấp nhiều lần so với các nội dung khác được đăng tải trên page!
Theo các nhà nghiên cứu khoa học hành vi, các chuẩn mực xã hội là các quy tắc bất thành văn tồn tại trong một cộng đồng và các cá nhân thuộc cộng đồng đó sẽ lựa chọn tuân theo hoặc không dựa trên các mức độ tự định vị của bản thân với cộng đồng mà họ thuộc về. Các chuẩn mực này chi phối động lực của các hành vi mang tính tập thể của nhóm cộng đồng đó, và chúng có đặc điểm là liên tục cập nhập theo thời gian, dựa trên các giá trị và sự tương tác giữa kỳ vọng của các cá nhân trong cộng đồng đó.
Những chuẩn mực này tạo thành các quy tắc của một nền văn hóa nhỏ, tạo nên đặc điểm của 1 nhóm tuổi hoặc 1 nhóm ngành nghề.
Một Ví dụ nổi bật là các thuật ngữ và tiếng lóng của Gen Z trong không gian mạng xã hội: chúng liên tục phát triển và thay đổi liên tục từ các cách viết tắt chơi chữ đến sử dụng ca dao tục ngữ, hình ảnh…
Trong thời đại 4.0 này, để đưa thương hiệu có chỗ đứng trong lòng người dùng, các doanh nghiệp cần cân nhắc các chuẩn mực xã hội của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu để có phương thức giao tiếp hiệu quả nhất với khách hàng.
Với 2 casestudies minh họa trên, chúng ta đã hiểu hơn rằng việc các thương hiệu lớn như Duolingo, Netflix, Grab hay các thương hiệu nhỏ như Di tích nhà tù Hỏa Lò có được thành công rực rỡ trong việc chiếm được niềm tin người dùng… không đơn thuần chỉ là thay đổi một chút ngôn ngữ hay làm vài cái meme sản phẩm là có thể chinh phục người dùng, mà họ cần hiểu rất rõ các chuẩn mực xã hội của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu để có phương án truyền thông hợp lý nhất.
Sự tồn tại của các chuẩn mực này cũng lý giải cho việc tại sao nhiều doanh nghiệp truyền thống đã tốn rất nhiều chi phí nhưng không đạt được hiệu quả mong muốn trong việc tiếp cận, tương tác và chinh phục khách hàng trong kỷ nguyên 4.0.
Việc ứng dụng khoa học hành vi để phân tích phương thức tiếp cận khách hàng là phương pháp tối ưu với chi phí tối thiểu là cần thiết để tránh các lỗi lầm kể trên. Tuy nhiên nó yêu cầu người làm Marketing và chủ Doanh nghiệp cần thực sự hiểu các nếp văn hóa của tệp khách hàng của mình.
Theo BEM
LifeHub