Điện thoại hết pin khi bạn đang đi ra ngoài có thể khiến bạn cảm thấy lạc lõng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng vấn đề này có thể sẽ sớm trở thành dĩ vãng, khi các nhà khoa học đã phát triển loại vải có thể sạc các thiết bị bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời.
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Nottingham Trent của Anh đã tạo ra một loại vải được làm từ 1.200 tế bào quang điện thu nhỏ, hay còn gọi là tấm pin mặt trời. Theo các chuyên gia, chúng có thể khai thác 400 miliwatt năng lượng điện từ mặt trời, đủ để sạc đồng hồ thông minh hay điện thoại di động. Đặc biệt là chúng có thể dùng để may quần áo bình thường. Nhà nghiên cứu về dệt may, Tiến sĩ Theodore Hughes-Riley, cho biết: “Nguyên mẫu này mang đến một cái nhìn thú vị về tiềm năng tương lai của ngành dệt may điện tử. Cho đến nay, vẫn còn rất ít doanh nghiệp nghĩ rằng quần áo, hoặc các sản phẩm dệt may của họ có thể được sử dụng để tạo ra điện”.
Vị tiến sĩ này chia sẻ chất liệu mà nhóm của ông phát triển giống với mọi loại vải thông thường khác từ mục đích sử dụng đến vẻ ngoài và cách sử dụng.
Bởi lẽ nó hoàn toàn có thể được cuộn lại, thậm chí giặt bằng máy. “Nhưng ẩn bên dưới bề mặt của lớp vải này là một mạng lưới hơn một nghìn tế bào quang điện nhỏ bé có thể khai thác năng lượng từ ánh sáng mặt trời để sạc các thiết bị cá nhân”, Tiến sĩ Theodore nói.
Các tế bào năng lượng mặt trời này có kích thước 5×1,5mm, giúp người mặc không thể phát hiện ra. Các thử nghiệm cho thấy, vật liệu này có khả năng tạo ra công suất 335,3 miliwatt dưới ánh sáng mặt trời 103.200 Lux. Họ ước tính rằng dưới ánh mặt trời 120.000 Lux, có nghĩa là ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào buổi trưa, loại vải này sẽ tạo ra tối đa 394 miliwatt điện.
“Nguyên mẫu này mang đến một cái nhìn thú vị về tiềm năng tương lai của ngành dệt may điện tử. Đến nay, vẫn còn rất ít doanh nghiệp nghĩ rằng quần áo, hoặc các sản phẩm dệt may của họ có thể được sử dụng để tạo ra điện”
Tiến sĩ Theodore Hughes-Riley
Mỗi pin mặt trời tí hon này đều được phủ một lớp nhựa polyme không thấm nước và chúng được kết nối với hệ thống dây điện linh hoạt, chắc chắn bên trong vật liệu thoáng khí. Các nhà nghiên cứu đã đảm bảo loại vải này hoàn toàn có thể chịu lực tương tự như quần áo hàng ngày và có thể giặt trong máy ở nhiệt độ 40 độ C với các loại quần áo khác.
Hiện những tấm vải điện tử đang ở giai đoạn nguyên mẫu và mới chỉ được sản xuất ở kích thước 51x27cm. Trong tương lai gần, những tấm vải này có thể sẽ được kết hợp để may thành một bộ quần áo như một chiếc áo khoác, hoặc được sử dụng làm thành một phần của các phụ kiện như ba lô, túi xách…
Tiến sĩ Theodore cho biết: “Hàng dệt điện tử thực sự có tiềm năng thay đổi mối quan hệ của mọi người với công nghệ. Vì nguyên mẫu này cho thấy, chúng ta có thể thay đổi như thế nào việc sạc nhiều thiết bị trên tường. Đây là một sự phát triển thú vị dựa trên các công nghệ mà trước đây chúng tôi từng thực hiện và minh họa cách nó có thể được mở rộng để tạo ra nhiều năng lượng hơn”.
Phó tiến sĩ Matholo Kgatuke, một trong những chuyên gia thực hiện dự án, chia sẻ thêm rằng, dự án này cho thấy vải điện tử có thể đi đầu về tính bền vững và chúng có tiềm năng định hình lại quan niệm hiện có của chúng ta về công nghệ. “Chúng tôi đã kết hợp các kỹ thuật dệt may lâu đời với công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm trong tương lai có thể làm thay đổi nhận thức của mọi người về quần áo và đồ điện tử”, vị chuyên gia này khẳng định.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết