Thập kỷ vừa qua là một khoảng thời điểm bùng nổ của công nghệ, với rất nhiều đột phá lớn trong ngành quảng cáo điện tử. Chính nhờ các tiến bộ này, các công ty có thể phát quảng cáo theo từng khu vực, từng trạm thu, dù là trong cùng sự kiện.
Với môn thể thao vua, không gian quảng cáo của các bảng hiệu trên sân là thứ cực kỳ giá trị, đáng giá hàng triệu USD mỗi lần hiển thị logo và sản phẩm vì mỗi trận đấu có đến cả tỷ người trên toàn thế giới theo dõi, và dĩ nhiên là khả năng tiếp cận ngần ấy khách hàng tiềm năng. Những cái đầu marketing muốn tối ưu chi phí luôn muốn sản phẩm bán ra ở từng vùng được hiển thị nhiều nhất, và thậm chí là bỏ luôn những thương hiệu không có mặt ở các vùng lãnh thổ ấy.
Nếu là một người chăm xem các giải bóng đá trên thế giới, bạn sẽ nhận ra một điểm khá kỳ lạ. Đó là dù cùng một trận bóng đá ở cùng thời điểm, nhưng nếu xem ở các kênh khác nhau, biển hiệu quảng cáo hiện lên cũng sẽ khác nhau. Tại sao vậy?
https://www.youtube.com/watch?v=_HreDhkq4gk
Công nghệ ngày càng hiện đại
Ví dụ, khán giả sống ở Anh sẽ thấy những quảng cáo về sản phẩm loanh quanh khu vực họ sinh sống. Trong khi đó cũng là trận đấu ấy nhưng ở Việt Nam, bạn thậm chí có thể thấy… livestream của các chị bán hàng online, miễn là người ta chịu trả tiền cho dịch vụ này.
Công nghệ này được gọi là “virtual advertising” – tạm dịch là quảng cáo ảo. Theo đó, những tấm billboard trên sân thực chất chỉ là một màn hình LED đơn thuần. Trong đó, tín hiệu từ biển quảng cáo sẽ được truyền đến máy thu sóng có ngay trên sân, sau đó hiển thị những nội dung khác nhau tùy vào địa điểm được chọn.
Đồng bộ chip và camera
Đã có người đưa ra giải thích, cho rằng đây là thành quả của công nghệ AR, máy quay có cảm biến cân bằng để nhận diện đúng vị trí bảng quảng cáo để phần mềm tự động nhận diện và xóa nền quảng cáo gốc chạy, và cũng là phần mềm chèn quảng cáo mới phù hợp với tùng vùng tiếp sóng bóng đá để hình ảnh không bị chèn vào người cầu thủ.
Nhưng thật ra, giải pháp của Supponor đơn giản hơn nhiều, không kỳ diệu như công nghệ AR, thứ hiện giờ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và nâng cấp. Supponor phủ lên màn hình quảng cáo LED của họ một lớp phim có khả năng phản xạ lại bước sóng hồng ngoại. Những camera quay trên sân có tích hợp thêm camera hồng ngoại để chiếu vào bảng màn hình đèn LED. Khi ấy, tín hiệu hình ảnh đưa về trung tâm truyền hình sẽ có cả nguồn hình quay sân bóng với những màn hình được nhận diện tương đối chính xác, kể cả khi máy quay di chuyển và thay đổi góc nhìn. Rồi cuối cùng phần mềm chỉ việc làm một công việc đó là “key” những vùng ánh sáng hồng ngoại bị phản xạ lại, giống hệt như lúc “key” phông màn xanh lúc quay phim để chèn background vào bằng Premiere hay iMovie ấy. Còn trong trường hợp này, phần mềm sẽ chèn quảng cáo mới phù hợp với từng vùng lãnh thổ.
Với công nghệ này, người xem chỉ nhìn thấy một nội dung quảng cáo trên bảng, qua đó giúp trải nghiệm trận đấu không bị gián đoạn. Và bởi cơ chế nhận tín hiệu của con người khác với camera, con chip trên bảng điện tử có thể loại bỏ tín hiệu cho đầu thu, chỉ cung cấp cho từng camera cần thiết thôi.
Supponor gọi công nghệ hiển thị của họ là digiBOARD Virtual Hybrid, và màn hình LED trong những đoạn clip kể trên được một hãng khác là ADI sản xuất. Công nghệ này kết hợp cả thật và ảo, nói chung cũng không khác nhiều so với AR, dẫn đến việc có người lầm tưởng như ở trên. Hiện giờ công nghệ này đã và đang được ứng dụng trong vòng khoảng 2 năm trở lại đây, tại các sân vận động ở Đức, của các đội tuyển tham gia giải vô địch quốc gia Bundesliga nước họ. Cùng lúc, nhiều giải đấu khác cũng đang ứng dụng công nghệ này của Supponor, như La Liga, giải khúc côn cầu NHL, NBA hay thậm chí cả Premier League nữa.
Sony – hãng công nghệ từ Nhật Bản cho biết công nghệ này cực kỳ phù hợp với các môn thể thao tốc độ nhanh, hoặc các buổi đại hội âm nhạc sôi động – những sự kiện đòi hỏi nhiều góc máy và “lia cam” liên tục.
LifeHub Tổng Hợp