Mới đây, câu chuyện 1 cô gái tuổi 20 phải nhập viện điều trị chỉ vì uống nước sai cách được chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến nhiều người trẻ phải giật mình nhìn lại bản thân.
Theo Phụ Nữ Việt Nam, người chia sẻ câu chuyện trên là Tiến sĩ Liu Boren là 1 trong những chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng tại Đài Loan (Trung Quốc). Ông được nhiều người trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới theo dõi trên mạng xã hội vì thường xuyên chia sẻ các ca điều trị thực tế của mình.
Theo Tiến sĩ Liu Boren, cô gái trẻ này tìm đến bệnh viện trong tình trạng căng thẳng quá độ, ít đi tiểu và tiểu buốt. Sau khi trải qua một loạt những kiểm tra cần thiết, chẩn đoán cô bị rối loạn tâm thần mức độ nhẹ, dẫn đến rối loạn lo âu và suy giảm trí nhớ. Đồng thời, cô cũng bị viêm đường tiết niệu khá nặng, có nhiều dấu hiệu ban đầu của quá trình hình thành sỏi thận.
Nữ bệnh nhân ngạc nhiên vô cùng. Cô cho biết mình làm việc tại một công ty về lập trình, tuy bận rộn nhưng mảng công việc của cô không quá căng thẳng hay bị áp lực nặng nề. Cô cũng duy trì thói quen ngủ sớm, chế độ ăn lành mạnh để giữ cân nặng luôn ổn định ở mức 45kg. Đặc biệt, cô rất chú trọng vệ sinh vùng kín.
Sau quá trình điều tra bệnh sử chi tiết và thực hiện các phương pháp loại trừ, Tiến sĩ Liu cuối cùng cũng tìm ra nguyên nhân gây bệnh của cô. Thật không ngờ nó lại đến từ thói quen uống ít nước mà rất nhiều người mắc phải.
Cụ thể, mỗi ngày cô gái trẻ này chỉ uống nhiều nhất là 600ml nước. Theo lời cô kể, mình ăn theo chế độ duy trì vóc dáng nên đồ ăn chủ yếu là rau củ, trái cây ít đường, thịt nạc. Ở văn phòng, khu vực lấy nước khá xa bàn làm việc, cộng thêm đặc thù công việc phải ngồi liên tục trước máy tính nên cô dần có thói quen chỉ uống nước khi thật sự khát.
May mắn là sau khi được Tiến sĩ Liu điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tăng lượng nước lên 1500ml mỗi ngày thì tình trạng của cô đã dần cải thiện. Ông cũng hy vọng rằng đây là bài học cảnh tỉnh cho những người lười uống nước, nhất là dân văn phòng ngồi lâu một chỗ.
Uống nước như thế nào là đủ?
Tiến sĩ Liu nhắc nhở, nước rất cần thiết cho hoạt động và sức khỏe của con người. Thiếu nước không chỉ gây mệt mỏi, táo bón, bệnh về thận, xương khớp, đẩy nhanh quá trình lão hóa mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới não bộ.
Bởi vì nước chiếm tới khoảng 80% trọng lượng của não bộ. Các nghiên cứu cho thấy, ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể làm suy giảm nhiều hoạt động của chức năng não.
Tuy nhiên, điều khiến hầu hết chúng ta thắc mắc là uống bao nhiêu nước mới là đủ. Tiến sĩ Lưu cho biết, dù chúng ta thường được khuyên rằng nên uống 8 cốc nước, tương đương với khoảng 2 lít nước mỗi ngày nhưng đó không phải con số phù hợp cho tất cả mọi người.
Theo tờ US News & World Report, lượng nước tiêu thụ trung bình hàng ngày được tính toán phù hợp dựa trên cân nặng của mỗi người. Cụ thể, lượng nước (oz) = cân nặng (lbs) x 0.5. Ta có, 1.5 kg, vậy có thể viết lại theo công thức theo cách dễ hiểu sau: Lượng nước (ml) = Cân nặng (kg) x 30.
Như vậy, ví dụ đối với cô gái trong trường hợp kể trên, cân nặng của cô là 45kg vậy lượng nước cần thiết sẽ là 1350ml mỗi ngày. Tuy nhiên, Tiến sĩ Liu cũng lưu ý rằng đối với thời tiết mùa hè quá nóng nực, người dễ đổ mồ hôi hoặc đã uống thiếu nước lâu ngày thì nên lấy cân nặng nhân với chỉ số khoảng 33 – 36 để đảm bảo sức khỏe.
Những người muốn giảm cân, hay tập thể dục hoặc làm công việc nặng nhọc, ít ăn các món có nước thì có thể tăng chỉ số này lên khoảng 36 – 40. Còn đối với trẻ em, Tiến sĩ Liu đề nghị tuân theo quy tắc “100 – 50 – 20”. Nghĩa là cần 100ml cho mỗi kg trong vòng 10kg đầu tiên, 50ml nước mỗi kg cho 10kg thứ hai và 20ml nước mỗi kg cho 20kg tiếp theo. Ví dụ, 1 đứa trẻ nặng 25kg thì nên uống 10×100 + 10×50 + .600ml nước mỗi ngày.
Ngoài ra, hãy phân bổ thời gian uống nước trải dài cả ngày, không uống vội vàng, không uống quá nhiều nước trong 1 lần. Đặc biệt là đừng chờ khát rồi mới uống nước và không dùng nước ngọt, bia rượu… để thay thế nước lọc.
Sai lầm khi uống nước sẽ phá hủy tim, thận và đường huyết
Uống nước quá ít: Đường huyết bị phá hủy
Những người mắc bệnh tiểu đường về cơ bản có 3 triệu chứng điển hình, đi tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều thực phẩm. Những người bị bệnh tiểu đường để tránh đi tiểu nhiều nên nhiều người lựa chọn khống chế lượng nước đi vào cơ thể.
Tuy nhiên, với những người mắc bệnh này việc uống nhiều nước lại là biểu hiện của sự tự bảo vệ. Nước có thể làm giảm hoặc khôi phục áp suất thẩm thấu huyết tương một cách bình thường và thúc đẩy sự bài tiết đường huyết trong cơ thể nhanh chóng ra ngoài, giúp đường huyết ổn định.
Các chuyên gia nhắc nhở rằng đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể con người đổ mồ hôi nhiều. Nếu người mắc bệnh tiểu đường vẫn hạn chế uống nước, có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceto và thậm chí hôn mê do hyperosmole. Thời gian dài thiếu nước, cũng có thể là do máu trong cơ thể đặc, dẫn đến bệnh mạch máu do tiểu đường.
Uống ngụm nước lớn trong một hơi: Phá hủy tim
Thời tiết nóng, rất nhiều người thích uống ngụm nước lớn, có khi một lần uống hết nửa chai nước. Cách uống nước như vậy sẽ nhanh chóng làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, rất có khả năng gây suy tim.
Hơn nữa, sau khi máu được pha loãng với một lượng nước lớn, nồng độ chất điện giải biến đổi thấp, tại thời điểm này, nước dễ dàng xâm nhập vào các tế bào theo sự khuếch tán, khiến các tế bào bị phù, gây ngộ độc nước, hạ natri máu.
Nếu bạn uống nước lạnh, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Một người có chức năng tim không tốt, dưới sự kích thích của lượng lớn nước lạnh sẽ làm tăng nhịp tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim, có thể gây ra các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực.
Đợi khát mới uống nước: Phá hủy thận
Khi cơ thể mất 1 – 2% lượng nước sẽ có cảm giác khát, lúc này nồng độ tạp chất trong nước tiểu tăng lên đe dọa sức khỏe của thận, dễ gây ra sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu và các bệnh khác.
Lifehub tổng hợp
Nguồn bài viết